Greenfarm - Chất lượng dẫn đầu Greenfarm - Chất lượng dẫn đầu

BỆNH VIÊM DA TIẾT DỊCH TRÊN HEO

Bệnh viêm da tiết dịch trên heo do vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây ra chủ yếu trên heo con nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể heo thường làm tổn thương da, đặc trưng là nổi nốt nhanh, mọc dầy đặc trên da, sau vỡ ra tạo thành màng nhờn, rỉ dịch, nhưng không ngứa, sốt. Bệnh dẫn đến cơ thể bị mất nước, chậm lớn, có khi gây tử vong.

1. Đặc trưng của bệnh.

Bệnh viêm da tiết dịch là bệnh phát ra đột ngột, chủ yếu trên heo con từ 5 – 60 ngày tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh từ 10% – 90%, tỷ lệ chết từ 5% – 90%.

Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể heo thường làm tổn thương da: gây viêm da, nhiễm trùng và nặng có thể dẫn đến các biến chứng hoặc tử vong

Đồng thời những vi khuẩn này còn sản sinh độc tố tấn công hệ thống gan và thận gây tổn thương những cơ quan này.

2. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây bệnh viêm da

Khi có điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhân lên và tấn công heo. Đầu tiên, nó gây sưng, viêm, loét lớp biểu bì của da. Sau đó lan xuống lớp thượng bì và làm viêm loét nang lông làm cho tuyến bã nhờn của nang lông tiết ra nhiều quá mức. Kết hợp với dịch nhờn tiết ra từ những vết loét làm cho tổn thương lây lan càng nhanh và loét càng nặng. Tuyến bã nhờn của nang lông tiết ra nhiều quá mức. Kết hợp với dịch nhờn tiết ra từ những vết loét làm cho tổn thương lây lan càng nhanh và loét càng nặng.

Khi dịch tiết trên bề mặt da khô lại, làm cho da bị co rút → hình thành nên các vết nứt sâu và ngày càng lan rộng.

Các vết loét càng lan rộng → dịch rỉ viêm tiết ra càng nhiều → tình trạng mất nước, mất điện giải và mất protein huyết thanh càng nặng → heo thường chết do các nguyên nhân này.

Khi mất nước quá nhiều → biểu mô thận thoái hóa và bong tróc → thận tổn thương. Ngoài ra, khi tấn công heo, vi khuẩn còn tiết ra độc tố tấn công gan và thận → gây tổn thương cho những cơ quan này.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da do vi khuẩn Staphylococcus hyicus.

Dấu hiệu ban đầu khi heo vừa nhiễm bệnh viêm da thường là nhìn heo bơ phờ, chậm chạp, ít vận động, chán ăn. Dấu hiệu này thường xuất hiện đồng loạt trên cả lứa heo hoặc 1 phần của lứa.

Tiếp đó thấy da ửng đỏ lên chủ yếu ở vùng da mỏng như vùng nách, háng, da bụng nhưng heo không ngứa, nhiệt độ cơ thể cũng không nóng lên.

 

Tiếp đến, xuất hiện các nốt màu nâu có đường kính 1-2 cm, xung quanh bao bọc bởi huyết thanh và dịch rỉ viêm ở vùng da mặt và đầu. Theo thời gian, các nốt chuyển từ màu nâu sang đen dần do hoại tử.

Nốt màu nâu trên da (Ảnh internet)

Trong trường hợp viêm cấp tính, các mảng da viêm lan rộng nhanh chóng và kết thành khối, mảng trên da rồi lan ra toàn thân chỉ trong vòng 24-48h. Các mảng viêm có thể bong tróc ra để lại những mảng da loét với đầy dịch rỉ viêm (nên bệnh còn có tên gọi khác là “Greasy pig disease” – tạm dịch là bệnh heo mỡ). Heo mất nước, mất điện giải trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

Heo con viêm da cấp tính (Ảnh internet)

Dù các vết loét thường bắt đầu từ phần da bên ngoài nhưng nhiều trường hợp, nó cũng có thể viêm loét ở trong miệng và trên lưỡi.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất trên heo con nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Với heo lớn hơn 8 tuần tuổi thường chỉ có một vài tổn thương ở phần đầu, heo bị bệnh không chết nhưng tăng trưởng chậm.

Tỷ lệ chết cao nhất trên heo con dưới 8 tuần tuổi (Ảnh internet).

Heo trưởng thành thỉnh thoảng có một vài nốt viêm màu nâu xuất hiện trên lưng và hai bên sườn. Tuy nhiên, các tổn thương trên heo trưởng thành thường không liên quan đến việc bùng phát bệnh viêm da trên heo con.

Các nốt viêm dọc sống lưng trên heo trưởng thành (Ảnh internet)

4. Biểu hiện bệnh tích mổ khám bệnh viêm da

Bệnh tích quan sát thấy đầu tiên khi mổ heo là hiện tượng mất nước và heo rất hôi tanh.

Heo hôi và mất nước (Ảnh minh họa)

Trên da xuất hiện các khe nứt có chứa bụi bẩn và rác từ môi trường.

Trường hợp mãn tính, heo bị viêm tai ngoài.

Xuất hiện các vết cắt trên nhú thận, niệu quản. Tổ chức thận chứa các mảnh vỡ tế bào. Viêm bể thận.

Quan sát dưới kính hiển vi: nang lông viêm có mủ, Các hạch bạch huyết dưới da tích nước và sưng to, viêm có mủ.

5. Phòng bệnh.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Chuồng trại khô ráo, độ ẩm không quá 70%, nhiệt độ không quá nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Phun sát trùng định kỳ.

Kiểm tra và sửa chữa chuồng trại, tránh những chỗ gồ ghề có thể gây trầy xước cho heo.

Bấm nanh kỹ, cắt tai, cắt đuôi đúng kỹ thuật. Hạn chế heo cắn nhau do nuôi nhốt mật độ cao hoặc bị stress.

Thực hiện triệt để nguyên tắc cùng vào cùng ra đối với heo sau cai sữa và heo thịt. 

6. Trị bệnh.

Vệ sinh vùng da bệnh rồi dùng một trong các thuốc sát trùng nhẹ như:

– IODINE 10% – 10ml pha loãng với 1 lít nước đun sôi để nguội để rửa những chỗ lở loét.

Xanhmethylen bôi lên vết thương.

– DERMA SPRAY – xịt một lớp lên vùng da bệnh. Ngày xịt 2 lần

Trong mỗi trường hợp, vết thương rỉ dịch nhờn cần thiết bôi MỠ KẼM OXYD để hút dịch làm khô và nhanh lành bề mặt vùng da tổn thương.

Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời bằng các kháng sinh cho hiệu quả cao:

Dùng một trong các loại kháng sinh sau có hiệu quả trong điều trị.

Một số kháng sinh có thể dùng điều trị Sta.hyicus hiện nay bao gồm: Amoxycillin, penicillin, OTC, ceftifur, cephalexin, gentamycin, lincomycin, …

Nguồn: Kienthucchannuoi

 

sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng của bạn. Hiện tại bạn đang có sản phẩm trong giỏ hàng.